Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) là gì?

10/30/2019

Một quy định quen thuộc trong các hợp đồng quốc tế là khi phát sinh tranh chấp, các bên phải cố gắng dùng thương lượng để giải quyết nó trước khi đưa tranh chấp ra cơ quan tài phán. Đây là quy định để đảm bảo sự thiện chí giữa các bên. Tuy nhiên, trên thực tế quá trình thương lượng  khó có thể tiến hành thuận lợi khi các bên không xem xét các vấn đề một cách khách quan. Đây là lúc bên thứ ba độc lập có thể giúp cho cuộc tranh luận đang có nguy cơ không đem lại được kết quả gì. Điều này cũng là lý do các hợp đồng quốc tế thường quy định các bên phải cố gắng giải quyết tranh chấp bằng phương thức giải quyết tranh chấp thay thế khác (Alternative dispute resolution - ADR) trước khi khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài.

Theo nghĩa rộng, “phương thức giải quyết tranh chấp thay thế” được hiểu là một “sự thay thế” cho thủ tục thông thường của Tòa án. Như vậy, trọng tài cũng là một cơ chế giải quyết tranh chấp thay cho Tòa án. So với tòa án, cơ chế trọng tài cung cấp sự bảo mật cũng như sự linh hoạt hơn cho các bên. Tuy nhiên chức năng của thẩm phán và trọng tài viên đều là xét xử, cả hai đều không đưa ra cách để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng mà phân định trách nhiệm của các bên đối với vấn đề tranh chấp.

Có rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp thay thế, do đó cần phải lưu ý sự khác biệt chủ yếu giữa các phương thức ADR. Ví dụ như hòa giải – một phương thức không bắt buộc, có sự tham gia của một bên thứ ba độc lập giúp các bên đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp một cách khách quan hơn và được tiến hành không theo thủ tục tố tụng tòa án hay trọng tài.

Một số hình thức ADR kết hợp giữa các yếu tố bắt buộc và không bắt buộc, ví dụ như “hòa giải/trọng tài” (“med”/”arb”). Thủ tục này có hai dạng phổ biến: Dạng đầu tiên, hòa giải viên trở thành trọng tài viên nếu quá trình hòa giải thất bại. Ở dạng thứ hai, nếu quá trình hòa giải thất bại, vai trò của hòa giải viên chấm dứt và tranh chấp được đưa tới hội đồng trọng tài để giải quyết. Có thể thấy dạng thứ hai là một quy trình hợp lý hơn, bởi lẽ việc đưa tranh chấp từ hòa giải viên từ trọng tài viên giúp phân biệt rõ ràng giữa vai trò của người trung gian – người cố gắng giúp các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp và trọng tài viên – người đưa ra phán quyết đối với tranh chấp. 

Trong các phương thức ADR, trọng tài quốc tế là phương thức được ưa chuộng nhất hiện nay bởi, không giống như các phương thức ADR khác, trọng tài quốc tế đưa tới một phán quyết có tính ràng buộc mà thông thường nội dung của phán quyết không bị xem xét lại bởi Tòa án quốc gia, và có thể được thi hành ở cả phạm vi quốc gia và quốc tế, bằng các văn kiện như Công ước New York.

Nội dung trên được tổng hợp từ Trọng tài Quốc tế (ấn bản lần thứ 6), Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC & Alan Redfern, Martin Hunter, đoạn 1.135 – 1.139.

Tin liên quan

  • VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI